Chợ Sắt xưa - niềm kiêu hãnh một thời thành phố Cảng

Chủ nhật - 10/11/2024 21:31
"Chợ Sắt cất gánh buôn cau/ Chợ Huyện buôn gấc, buôn dầu, buôn nhang". Những câu ca dao về Chợ Sắt (Hải Phòng) đã thực sự trở thành ký ức
Hà Nội có chợ Đồng Xuân, TP HCM có chợ Lớn, chợ Bến Thành, Huế có chợ Đông Ba, Đà Nẵng có chợ Hàn, chợ Cồn... Hải Phòng có chợ Sắt. Với sự nổi tiếng của chợ Sắt và tuổi đời gắn liền với những năm tháng lịch sử hào hùng của TP Hải Phòng từ thời Pháp thuộc thì chợ Sắt có thể được coi là “Di sản”.

Cuối thế kỷ 20, Pháp cho xây dựng ở Việt Nam những công trình kiến trúc nổi tiếng với vật liệu chính bằng sắt, các cầu lớn như cầu Long Biên - Hà Nội, những khu chợ như chợ Sắt - Hải Phòng. Chợ được xây dựng ở khu phố nhượng địa từ cuối thế kỷ 19 dưới thời Pháp thuộc, khi đó gọi là chợ Lớn (Grande Marché). Nhưng do chợ được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu sắt thép nên người dân Hải Phòng gọi là Chợ Sắt.

"Chợ Sắt cất gánh buôn cau/ Chợ Huyện buôn gấc, buôn dầu, buôn nhang". Những câu ca dao về Chợ Sắt (Hải Phòng) đã thực sự trở thành ký ức, khi chỉ ít ngày tới, Chợ Sắt sẽ phải giải tỏa để nhường chỗ cho một trung tâm thương mại mới.

Ngày xưa chợ Sắt là một chợ phiên trong địa phận làng An Biên Hải Phòng và vốn nổi tiếng đến mức có câu nói “chưa vào chợ Sắt coi như chưa đến Hải Phòng” hay “cần mua bất cứ thứ gì từ những cỗ máy tàu thủy, ô tô tới cái đĩa ca nhạc mới nhất trên thế giới, nếu chợ Sắt không có thì chẳng ở đâu có”.

Những hình ảnh về Chợ Sắt xưa - niềm kiêu hãnh một thời của phố Cảng
 
cs11
Vị trí chợ Sắt ngay sát sông Tam Bạc, đường Quang Trung.
 
cs1
Cổng Chợ Sắt (Hải Phòng) xưa còn được gọi là chợ Lớn (grand marché). Ảnh: Bảo tàng Hải Phòng
 
cs2
Chợ Sắt ban đầu đang từ chợ phiên buôn cau: "Chợ Sắt cất gánh buôn cau/ Chợ Huyện buôn gấc, buôn dầu, buôn nhang". Ảnh: Bảo tàng Hải Phòng
 
cs3
Chợ được người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19, với tên gọi Chợ Lớn. Nhưng do chợ được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu sắt thép nên người dân Hải Phòng gọi là Chợ Sắt. Tháp nước Chợ Sắt năm 1890. Ảnh: Bảo tàng Hải Phòng
 
cs4
Dãy nhà mặt đường phố Quang Trung đoạn cuối phố gần chợ Sắt, hơn 100 năm trước. Ảnh: Bảo tàng Hải Phòng
 
cs5
Phố Phan Bội Châu - đoạn cuối là Chợ Sắt. Ảnh: Bảo tàng Hải Phòng
 
cs6
Nhờ địa thế thuận lợi (ngay sát sông Tam Bạc, đường Quang Trung) lại có lợi thế bên tuyến đường thủy từ Hải Phòng đi các tỉnh nên dưới thời Pháp thuộc chợ Sắt từng là nơi rất sầm uất, đầu mối buôn bán chính từ Nam Định lên hoặc Quảng Yên (Quảng Ninh) xuống. Ảnh: Bảo tàng Hải Phòng
 
cs7
Sang thời bao cấp, chợ Sắt lần nữa được xây dựng lại toàn bộ nhân kỷ niệm 30 năm Hải Phòng giải phóng (1985). Tháp nước giữa chợ bị phá. Bù lại, chợ không chỉ có buôn cau, buôn vải như thuở xa xưa, mà còn kinh doanh vàng bạc và đủ thứ hàng trên trời dưới biển. Ảnh: Bảo tàng Hải Phòng
 
cs8
Quang cảnh chợ sắt sau khi xây lại năm 1992. Sự tác động của cơ chế thời mở cửa và một số nguyên nhân khác đã khiến chợ Sắt ngày càng mất đi vị thế của mình.Ảnh: Đỗ Hoàng
 
cs10
Thay thế Chợ Sắt sẽ là Tổ hợp Trung tâm Thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê. Tổng mức đầu tư dự án gần 6.061 tỷ đồng.
cs9
Với kiến trúc độc đáo, công trình là nơi thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư. Tạo điểm nhấn không gian kiến trúc mới.
 

  Ý kiến bạn đọc

Nằm yên bình soi bóng mình bên vịnh bắc bộ, Hải Phòng được gọi với cái tên Thành phố Hoa phượng đỏ và một cái tên nữa dù không chính thức nhưng cũng đã được dùng cho Hải Phòng từ những năm sau giải phóng thống nhất đất nước là Thành phố Cảng. Ngay từ cái tên của Thành phố đã mang lại cho các bạn...

Thăm dò ý kiến
Hải Phòng trong bạn là gì?
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây